Sự nghiệp Lê_Phát_An

Lê Phát An là con trai trưởng của ông Lê Phát Đạt (tức Huyện Sỹ) - một trong bốn đại điền chủ nổi tiếng nhất Nam kỳ lục tỉnh[3]. Ông cũng là một trong những người con được nhiều người biết đến nhất của Đại lão phú ông này[2].

Ông Phát An từng được gia đình cho đi du học qua Pháp. Khi về nước, ông và một số anh em ruột (trong đó có người em gái ruột là Lê Thị Bính cùng người em rể là Nguyễn Hữu Hào - cha mẹ của Nam Phương Hoàng hậu) lên Đà Lạt mở đồn điền trồng tràcà phê.

Ông An cũng được ông Huyện Sỹ giao cho cai quản một khu đất rộng lớn của Sài Gòn, nay là vị trí đất thuộc quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh[3]. Ông đã biết phát triển sự nghiệp mà cha giao cho mình lên một mức cực thịnh nhất. Ngoài việc làm ăn kinh tế, Lê Phát An còn được người dân hết sức cổ súy. Ông luôn đi đầu trong việc thực hiện các chính sách đổi mới và đặc biệt là có quan hệ cực kỳ thân thích với triều đình[2].

Vợ chồng ông Lê Phát An cũng đã bỏ tiền và công sức ra xây dựng Nhà thờ Hạnh Thông Tây (từ năm 1921 đến năm 1924). Ông Phát An và vợ là Trần Thị Thơ đã thuê 2 nhà thầu Baader và Lamorte của Pháp xây dựng nên ngôi nhà thờ lớn này. Vì vậy, sau khi hai ông bà qua đời, thi hài của họ đã được an táng trong nhà thờ như là một cách ghi ơn.

Ông mất ngày 17 tháng 9 năm 1946 tại Sài Gòn, hưởng thọ 78 tuổi.